Nguồn Internet (cần update lại).
Các ngôi chùa hay đền, miếu ở vùng nông thôn rất cổ kính và đẹp. Nó hay đặt ở những nơi hẻo lánh và có phần đặc biệt, trừ ngôi đình làng. Kiến trúc không rõ ảnh hưởng từ đạo lão hay gì nhưng thường hòa vào thiên nhiên, cảnh quan xung quanh. Khác với nhà thờ thường cao nhất trong khu vực và xây rất đẹp và lộng lẫy ở khía cạnh khác.
Chùa thường thờ Phật hay các danh nhân qua các thời, xưa quá rồi hoặc từ sự kiện đặc biệt thì thành cổ tích, nhân vật truyền thuyết, dân gian... Các ngôi đền, miếu có vẻ thờ đủ thứ nhưng đa số là folk region hay danh nhân. Nhiều ngôi đền, miếu ẩn mình trên những vách núi, bờ sông hay nơi hiểm yếu rất đặc biệt. Điển hình là xứ Đoài, dọc theo sông Đáy, Tích Giang có rất nhiều mỏm núi đá, đá ong và theo đó là rất nhiều chùa chiền, miếu và đền rất đẹp. Sông Tích Giang hay Hát Giang xưa có bề dày lịch sử như Hai bà Trưng tuẫn tiết. Chúng có thể cũng là sông Đáy ngày nay do bồi lấp thay đổi tên gọi gì đó nhưng trên bản đồ có thấy hai nhánh chính từ sông Hồng chảy xuống.
Những mỏm núi đá như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Linh Thông, chùa Trầm, Vi Vô ... rất đẹp. Những ngôi chùa lớn như chùa Hương, chùa Thầy thường là một quần thể kiến trúc kèm theo nhiều ngôi miếu, đền, hang dộng hay núi đá... Chùa Trăm Gian thì trên đồi đá ong. Hầu hết các ngôi chùa đều có cây xanh bao phủ, nhiều cây cổ thụ rất đẹp. Vì lẽ tự nhiên thì cây cối sẽ tự mọc, sinh sôi, kể cả trên núi đá. Kiến trúc, vật liệu xây chùa thường lấy từ nguồn sẵn có và thường là tốt nhất có thể giúp chúng thêm gắn kết với môi trường xung quanh.
Thiết nghĩ nếu người xưa tiếp thu đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi thì họ sẽ xây nhà thờ, mosque như thế nào ? Liệu đặc điểm kinh tế, khoa học, môi trường có ảnh hưởng tới vật liệu xây dựng, kiến trúc ? Ở Đôn Hoàng có hang động đá tạc tượng Phật rất nổi tiếng. Nơi đây hình như cũng tiếp xúc đạo Thiên Chúa và đạo Hồi từ rất sớm, có nhiều bức vẽ Chúa Jesu. Đương nhiên sau này nhiều nhà thờ đi theo sự truyền giáo được xây dựng, họ cũng kết hợp hài hòa với kiến trúc xưa và dùng vật liệu sẵn có nhiều như nhà thờ đá, nhà thờ lai chùa Phát Diệm ở Ninh Bình...
Nếu không xây chùa, đền thì những vị trí địa lý đặc biệt trên sẽ ra sao ?
Theo quan sát một số ngọn đồi, núi đá vùng Hòa Bình, sứ Đoài hay Bắc Giang nơi không có chùa hay miếu nào, cả gần khu dân cư và không có dân cư xung quanh. Tôi thấy nếu có người dân xung quanh thì những vị trí đặc biệt vẫn có nhiều cây xanh bao phủ nhưng không hoặc ít cây cổ thụ. Có thể do phát triển kinh tế gần đây nên người ta trồng cây lấy gỗ, hạ cây cổ thụ mất rồi... Ở những nơi hẻo lánh như vùng Hòa Bình thì nhiều mỏm núi, nơi hẻo lánh gần như là bảo tồn được vẻ tự nhiên. Việc sở hữu hay sử dụng những ngọn đồi, mỏm núi đá cũng là một dấu hỏi. Ngôi miếu thường nhỏ và có nhiều hơn, nó cũng có nhiều lý do dẫn đến việc xây miếu nên nhiều ngọn đồi lớn dù không có chùa hay miếu to thì cũng hay lấp ló đâu đấy một ngôi miếu nhỏ. Do đặc tính nhỏ nên dễ xây cất, nó cũng có nhiều hình dáng đẹp và độc đáo hơn chùa hay đền. Ví dụ như ở gần nhà Bác tôi ở Từ Sơn, Bắc Ninh nhìn ra ngoài cửa sổ một đoạn có một ngôi miếu nhỏ. Bác tôi kể đấy là thờ một ông sư xưa chết đói hay đột tử gì đó ở đấy, thế là các nhà sư hay dân chúng xây một ngôi miếu nhỏ rồi trồng một cái cây lên đấy. Gần ngôi miếu này là một ngôi chùa nơi ông sư sinh sống. Cái cây này là cây vông hay đa gì đó. Miếu hay kèm theo một cái cây cổ thụ rất lạ và đẹp nhất là với những người yêu thiên nhiên như kiểu D. Attenborough. Tôi sẽ cập nhật thông tin ngôi miếu này kèm ảnh sau. Những cây cổ thụ này có thể không phải một loài mới nhưng do sống lâu, kèm vị trí đặc biệt mà hình dáng, thân lá rất dị.
Như miếu cây gạo gần Bắc Cầu ở bờ bên kia sông mé Đông Anh (cây gạo đã chết).
Theo tôi nếu không có những ngôi chùa trên núi hay nơi hiểm yếu thì rất có thể chúng sẽ được thay thế bằng các ngôi miếu nhỏ hay cây cối tự nhiên hoặc một tôn giáo tinh thần nào đó. Như ở xứ Ấn Độ có rất nhiêu tôn giáo và họ worship ti tỉ thứ nên sẽ có rất đa dạng các công trình kiến trúc tâm linh. Bởi vì những ngôi miếu là gắn với folk region cộng với việc nó thường nhỏ gọn nên rất dễ xây cất và có lý do để xây. Ngược lại những ngôi chùa như đã được xây dựng thực tế đem lại sự ảnh hưởng trong suốt chiều dài lịch sử và cả tương lai.
Vai trò của các ngôi chùa cổ đối với con người xã hội và tự nhiên.
Lấy ví dụ chùa Trầm gần Trúc Sơn, Hà Tây. Chùa nằm trên một dải núi đá lẫn đất dài chừng một cây số (cần đo lại). Xung quanh có làng nghề đục đá, chắc từ xưa. Có chăng lấy đá từ mỏm núi này ? Cũng không hợp lý lắm vì đá làm tượng, stuff linh tinh chưa chắc mỏm núi đá này đủ chất lượng để làm. Khong như vùng đá ong gần đấy. Ngọn núi này có một con dốc rất đẹp, từ trên cao nhìn ra xung quang làng xóm, đồng ruộng lẫn ao hồ lại còn kèm theo một con dốc làm nó rất gần gũi và đặc biệt như kiểu một con đường về quê quen thuộc. Nó không gai góc hiểm trở dốc dếch như những con đường lên chùa Thầy, chùa Hương.
Nhìn con đường dốc này sẽ khiến nhiều tay mê xe địa hình hay BMX ngứa ngáy. Tôi nghĩ xe địa hình hay BMX là một topic về cơ hội kinh doanh hay để các bạn pick lấy.
Từ cảnh quan đến kinh tế hay vấn đề bảo tồn, rõ ràng nhưng ngôi chùa có ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống con người sinh sống quanh đó hay có dịp viếng thăm. Do có tính chất tâm linh, thần thánh hay phật nên được hầu hết tôn trọng và có phần sợ động chạm đến chùa chiền. Thực tế là có rất nhiều sự việc thực tế dẫn đến quan điểm sống gần đình chùa rất nhiều cái gở và nguy hiểm. Đây là một chủ để rất hay để pick up, có dịp tôi sẽ viết một bài về vấn đề misery của những gia đình sống gần đền chùa, hay chốn sông nước (kiểu phong thủy xấu).
Còn nhiều ảnh hưởng của chùa chiền, miếu mạo lên đời sống tâm linh cũng như thường ngày mà cần thêm thời gian nghiên khảo viết thêm.
...
Chùa có thể làm nơi tá túc ở nhờ khi trời tối hay mưa gió lỡ đường ?
Trong nhiều phim cổ trang hay ghi chép lịch sử thì chùa hay là nơi dừng chân xin nương nhờ của người đi đường, người nghèo khi lỡ đường, xa cơ... Đây là một khía cạnh rất hay. Ngày nay rõ ràng ít ai sinh sống thường xuyên trong các ngôi chùa, nhất là trên núi và chùa nhỏ. Và do kinh tế phát triển cùng văn hóa xã hội, ít ai còn xin ăn, ngủ nhờ nhà chùa... (đoán thế :) Dù hiện tại và tương lai thế nào thì việc nương náu nơi cửa chùa là một điểm rất hay và đặc biệt. Có lẽ đến từ tư tưởng Phật giáo mà việc giúp đỡ con người là một việc làm dễ hiểu, không hề đắn đo suy nghĩ. So sánh với các tôn giáo khác, có vẻ tôn giáo nào cũng 'làm từ thiện' bằng cách này hay cách khác, có thể cách gọi khác nhau nhưng tựu chung là giúp đỡ người khó khăn như người nghèo khó hay bệnh tật... Hình như nhà chùa ít khi đi trực tiếp làm từ thiện đến cộng đồng dân cư mà đa số họ tự tìm đến ? Những thứ nhà chùa giúp đỡ cũng rất cơ bản (basic need) như cơm chay, chỗ ngủ. Cái basic need, giản dị này cũng là một chủ để cực hay mà tôi sẽ cần suy ngẫm và nghiên khảo sau này.
Quay lại việc vai trò là nơi tá túc, ăn nhờ ở chùa ngày nay. Tôi có nghe qua việc nhiều nhà chùa, nhà thờ đã từ lâu làm nơi nương náu cho trẻ mồ côi. Nhưng nhìn chung đa số ngôi chùa ngày nay ít được 'sử dụng' hay điểm đến của người nghèo, sa cơ... Người vô gia cử ở VN gần như không có. Ở HCMC hay HN có vẻ có ít. Tôi chưa vô SG (HCMC) nhưng có lẽ cũng ít người vô gia cư vì có lẽ ở VN rất dễ sống (?). Bằng cách này hay cách khác thì khí hậu, thổ nhưỡng và truyền thống văn hóa ít nhiều dễ sống, gắn kết con người hơn (?). Trong thời buổi đô thị hóa và kinh tế, ô nhiễm như ngày nay nó có thể thay đổi nhưng đây là một chủ đề khác. Nói lại thì nếu tôi là người vô gia cư cũng khó lòng mà ăn chay được :) Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề như kiến trúc, kết cấu các ngôi chùa, nơi ăn ở ngày nay cần thay đổi, những thứ căn bản như điện nước, sewage, có thề là điều hòa, internet... cần trang bị. Vấn đề violent từ những thành phần nghiện ngập, say sỉn mà quản lý nhà chùa phải đối mặt nếu thu nhận. Ngoài việc là vấn đề mới rất gai góc thì nhà chùa cũng đặt dưới luật pháp authority như mọi thành phần khác trong xã hội nên ứng xử của nhà sư quản lý cũng cần tuân theo luật pháp... Thực ra tôi nghĩ/thấy đạo Phật nói chung và nhà chùa nói riêng có rất nhiều vấn đề bất cập mà có lẽ cần cập nhật. Từ việc suy giảm của quê hương phật giáo tới những đổi thay của lịch sử. Từ thời Pháp thuộc tôi cũng nghe qua có phong trào nghe như "Trấn hưng Phật giáo"... Tôi không có ý báng bổ hay phán xét gì chỉ là nghiên khảo theo dòng lịch sử. Tự nhiên tiến hóa theo mọi hướng, sự đa dạng về tư tưởng, tôn giáo có chằng là một điều tất yếu ? Cho dù thịnh suy hay đổi thay như nào thì tôi nghĩ xu thế là sẽ có nhiều tôn giáo, tư tưởng cùng tồn tại, thay đổi và phát triển. J. Krisnamuriti nói khá chi tiết về điểm này rồi.
Các ngôi miếu thì chắc ít ai lui tới vì một phần sợ, hai là hoang vu toàn rắn rết... Trong phim cổ thì nó thêm phần hấp dẫn như việc Lâm Sung nghỉ lại nơi miếu hoang. Đúng là ngủ lại nơi miếu hoang sẽ là một trải nghiệm khó quên. Can you dare to try ? Chả biết mưa gió có bị dột không nhưng ngoài sự an toàn vật lý tinh thần thì về tâm linh cũng rất quan ngại khi mà văn hóa lệ làng khác nhau có thể sinh ra nhiều vấn đề. Trong Mê Kông ký sự cũng có phần đoạn quay một số ngôi miếu cổ rất hay nơi lương sơn thảo khấu tụ tập trong truyền thuyết lịch sử hay văn chương kiếm hiệp. Không biết các cộng đồng dân tộc có xây miếu thờ không, nhưng có vẻ không có nhiều công trình kiến trúc còn giữ lại ? Về mặt tâm linh thì có nhiều và ghi lại lên bia miệng. Chủ đề này cũng hay, tôi nghe nhiều câu chuyện như việc bị bắt khi vô một căn nhà gì đó của người Pako Vân Kiều.
Ai góp tiền xây chùa ?
Ở đây tôi chỉ đề cập tới những ngôi chùa 'cổ'. Cũng như nhà thờ các tôn giáo khác, xây chùa khá tốn kém từ vị trí hiểm yếu tới yêu cầu chất lượng, kích thước nằm ngoài khả năng chi trả cúa nhà chùa hay một cá nhân nào đó. Do vậy thường là người dân đóng góp nhất là ở VN với lịch sử không giàu có gì.
Ngày nay nhiều ngôi chùa xây mới như Bái Đính to đùng. Cá nhân tôi không thích, nói tại sao và ở điểm nào thì có lẽ nên hỏi ngược lại có điểm gì tôi thích dễ hơn. Có lẽ không có điểm gì ấn tượng đẹp hay thích thú về ngôi chùa này, có chăng là địa thế nơi đây mà đúng ra nên giữ nguyên hiện trạng thì tươi hơn.
Ảnh hưởng của đô thị hóa, phát triển kinh tế trong thời buổi hiện nay.
Vấn đề kinh tế, hạ tầng vật lý, xã hội. Về kinh tế, chùa có nhiều cây cổ thụ, tượng phật có giá trị, giá trị du lịch, tâm linh để khai thác (hoặc có thể bị lợi dụng). Hạ tầng như đường xá, nhả cửa có ảnh hưởng nhất là ở vùng đồng bằng. Vấn đề du lịch ảnh hưởng rất đậm nét, dẫn theo là sự phá nát không gian cây xanh ao hồ tự nhiên, rồi đến cáp treo hàng quán. Các tượng phật thô kệch, phô trương kèm theo tháp mới được xây dựng kém chất lượng về thẩm mỹ và quy hoạch... Điển hình nhất là chùa mới như Bái Đính. Chùa Phật Tích Bắc Ninh với tháp và tượng phật khá là chán theo quan điểm của tôi. Không biết phải nói thế nào nhưng mà chán từ sự phô trương, thiết kế kiến trúc đến thi công... Hình như chùa Phật Tích còn cắm thêm cột BTS do có điểm cao. Nên xây trạm hay không có lẽ cần đem ra biểu quyết và bàn bạc, nghiên khảo kỹ lưỡng thiệt hơn nhưng nếu xây tôi nghĩ nên sơn phết hay thay đổi chút ít làm nó ẩn đi và làm sao không làm xấu xí cảnh quan xung quanh. Quang cảnh đồng bằng vốn đơn điệu, may mắn mới có được những ngọn đồi đẹp nhô nên, nên trân trọng nó. Có thể lấy ví dụ từ những cây cao giả hình như ở KCN của Sing hay những ngôi nhà fake ở đường sắt London Leinster_Gardens.
...
Tóm lại, chùa chiền, đền miếu hay lăng tẩm có một vai trò khá lớn trong cộng đồng Việt Nam nói chung. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, chúng vẫn còn nhiều giá trị văn hóa, tinh thần ngày nay. Con người có vai trò quyết định và phản ánh lên những công trình kiến trúc vật lý và cả những điều tâm linh (phi vật thể). Trình độ dân trí và người quản lý authority ảnh hưởng lên những công trình này, kể cả mặt tinh thần như việc mua thần bán thánh... Vai trò của người dân ra sao ? Thiết nghĩ nếu đa số người dân biết họ thích điều gì như sự cổ kính, yên tĩnh xanh mát của các ngôi chùa thì sao? Rõ ràng là đa số người dân có ảnh hưởng lớn đến tương lai của chùa chiền nói riêng và đời sống văn hóa tâm linh nói chung bên cạnh vai trò của authority.
JK nghĩ sao về chùa chiền ? Chính xác hơn là bạn nghĩ sao về nó vì JK thường chỉ dẫn dắt sao cho bạn tự bản thân xuy xét mọi vấn đề. Không hứng thú với vấn đề văn hóa tôn giáo lắm nhưng có lẽ nó là một thứ cần nghiên khảo dù thích hay không. Có thời gian sẽ dịch và thử diễn giải cuốn This matter of culture theo ý hiểu. Đương nhiên tôi biết JK có nói chúng ta thích tìm kiếm sự an tâm, comfortable nên không muốn học hỏi cái mình không 'thích' và có lẽ đã unconditioned yếu tố này rồi.
Với những phát hiện, suy nghĩ của JK thì khi thử 'áp dụng' vào vấn đề tín ngưỡng hiện nay thấy có gì đó rất đúng đắn. VN ít có xung đột giữa các tôn giáo với nhau. Có lẽ ít người theo đạo (đa số trong lịch sử). Đạo Phật phổ biến đầu tiên thì rất là hòa hợp, hiền lành. Thời NĐ Diệm có vẻ trọng Công giáo và đàn áp Phật giáo. Cao Đài, Hòa Hảo là hai đạo hiếm có thành lập ở VN. Mình không rành lắm hai đạo này nhưng dù sao nó là do VN sáng tạo ra, không biết có vay mượn gì nhiều không. Người Champa tương truyền xưa theo đạo Hồi là chính ? Cái này không rõ. VN ở khu vực Đông Nam Á, bán đảo Trung Ấn, Indo-China nhưng về lịch sử, văn hóa gắn nhiều với phương Bắc Á Đông. Từ chữ viết, con người đến lịch sử, tín ngưỡng. Các nước khác theo Phật Nam Tông (chả biết tiếng Ấn Độ (Bahar?) gọi là gì). Nam Tông có đại thừa hay tiểu thửa? Nói chung nhìn chùa chiền, cách ăn mặc và thực thi tín ngưỡng khác nhiều Bắc Tông. Ngôn ngữ cũng ảnh hưởng Ấn Độ nhiều, chữ Phạn (?) như con giun. Người da đậm - Ostralo Negroid ?
https://phdessay.com/differences-between-in-india-and-china-about-buddhism/
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chay-nha-tho-trung-lao-dau-don-ky-niem-tuoi-tho-tan-trong-bien-lua-388836.html
Comments
Post a Comment